Chi Phí Du Học Ngành Điều Dưỡng ở Nước Đức
Tháng Chín 5, 2022
Điều Kiện Cần Du Học Nước Đức 2023
Tháng Chín 7, 2022

Bằng Cấp Cần Có Khi Đến Đức Du Học

 Bằng Cấp Bạn Cần Biết Khi Du Học Đức

Xem các khóa học chinh phục tiếng Đức của Hallo trung tâm tiếng Đức uy tín và tốt nhất ở TPHCM

Du học Đức là cơ hội hấp dẫn đối với những bạn muốn tiếp cận nền giáo dục số 1 Châu Âu cùng vô số điều kiện hấp dẫn khác. Vậy để có thể du học Đức bạn cần phải có và đáp ứng rất nhiều điều kiện khác nhau về hồ sơ cũng như trình độ học vấn cần thiết, đáp được những yêu cầu đề ra của trường đề ra.
Cùng Hallo xem qua các yêu cầu này là gì nhé !
Nếu bạn muốn trở thành một sinh viên năm nhất tại một trường Đại học của Đức với chuyên ngành mong muốn, bạn phải chứng minh được mình đã hoàn thành quá trình học trung học phổ thông và đậu ít nhất một trường đại học tại Việt Nam. Những loại chứng chỉ được chấp nhận có thể kể đến là bằng tốt nghiệp THPT, giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT hoặc kết quả kì thi tuyển sinh đại học.
 Còn nếu bạn đang là sinh viên mà muốn sang Đức học tiếp thì phải hoàn thành ít nhất 4 học kỳ thì mới được chuyển thẳng vào năm thứ nhất một trường đại học trong cùng nhóm ngành, hoặc chuyển vào học dự bị đại học không bị giới hạn nhóm ngành.
Bên cạnh những bằng cấp trên, tùy theo ngành học hoặc chương trình học đã lựa chọn mà bạn sẽ bị yêu cầu làm thêm bài kiểm tra, phỏng vấn, hoặc học tập bổ sung kiến thức bổ sung trước khi vào chương trình chính thức, ví dụ như những bài kiểm tra chuẩn hóa GMAT/GRE đối với những sinh viên theo học khối ngành kinh tế.  Đây chính là một yêu cầu du học Đức bắt buộc trong vài chuyên ngành, thế nên những bằng cấp về trình độ chuyên môn của bạn được đánh giá theo các tiêu chuẩn của Bộ nội vụ Giáo dục và Văn hóa tại những nhà nước liên bang của Đức mà bạn chọn theo học. Ngoài ra, bạn còn có thể chứng minh kinh nghiệm làm việc trước đó có liên quan trực tiếp đến ngành học mà bạn đang ứng tuyển…
2. Yêu cầu về bằng cấp ngoại ngữ khi du học Đức
Để được học một chương trình ở Đức, điều tất yếu là bạn cần phải chứng minh trình độ ngoại ngữ bằng cách tham gia một khóa học dự bị hoặc thi kiểm tra ngôn ngữ đầu vào. Những bài kiểm tra trình độ ngoại ngữ được chấp nhận có thể kể đến là: TestDaf, DHS, GDS, DSD được cấp bởi viện Geothe.
Trong trường hợp khả năng tiếng Đức của còn hạn chế và bạn có nhu cầu du học Đức bằng tiếng Anh thì hãy chuẩn bị những chứng chỉ Anh ngữ có giá trị quốc tế như IELTS hoặc TOEFL. Tuy nhiên, để có thể học tập, phát triển cuộc sống tại Đức, bạn nên trang bị cho mình vốn tiếng Đức vừa đủ để có thể ứng biến với những gì xảy ra hằng ngày.
3. Yêu cầu du học Đức bậc thạc sĩ
Đối với trường hợp sinh viên theo học những chương trình nghiên cứu sau đại học và chương trình bậc tiến sĩ, yêu cầu đầu tiên là:
– Hoàn thành chương trình học đại học và tốt nghiệp bằng cử nhân với GPA  từ 7.5 trở lên, số tín chỉ tối thiểu là 180 hoặc 210 tùy theo yêu cầu của khóa học mà bạn chọn. Hãy lưu ý là cách tính tín chỉ giữa các trường Đại học ở Đức và Việt Nam là khác nhau. Thông thường, ở Đức họ sẽ tự chuyển đối số tín chỉ ở Việt Nam sang của Đức khi xem xét hồ sơ của bạn. Nhưng nếu bạn có thể xin được giấy chuyển đổi sang số tín chỉ tương ứng ở Đức từ trường Đại học Việt Nam của bạn luôn thì sẽ tốt hơn.
– Bằng IELTS tối thiểu đạt 6.0 – 7.0
– Bằng GMAT đối với một số khóa học về ngành quản trị và bằng GRE đối với một số khóa học về ngành kinh tế.
– Kinh nghiệm làm việc ở một số khóa học về ngành quản trị.
– Chứng chỉ APS khi du học Đức – APS là một kỳ thi thẩm tra xem liệu sinh viên xin đi du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học tại các trường Đại học của Đức hay không, đồng thời cũng thẩm tra chất lượng các chứng chỉ học tập mà sinh viên đó đã đạt được.
Ngoài ra, mỗi khóa học sẽ có thêm những yêu cầu phụ khác nhau. Cụ thể, một số khóa học Thạc sĩ yêu cầu phỏng vấn sau khi nộp đầy đủ hồ sơ. Một số khóa học có thể yêu cầu gửi thêm Bachelor Thesis hoặc Sample writing cho họ. Vì vậy, để biết rõ hơn về các yêu cầu phụ này, bạn nên tham khảo trực tiếp tại các chương trình học dành cho diện du học Đức bậc thạc sĩ trên website trường và thường xuyên cập nhật để chuẩn bị đầy đủ những gì cần cho việc xét tuyển.
4. Hồ sơ APS
♦ Đối với sinh viên chưa tốt nghiệp đại học: thẩm tra APS đơn thuần chỉ là xét điều kiện điểm thi THPT và hồ sơ học tập ở cấp 3 + Đại học (nếu đang học đại học)
♦ Đối với sinh viên đã tốt nghiệp đại học: việc xét hồ sơ APS sẽ khó khăn hơn vì ngoài việc thẩm tra hồ sơ thì các bạn cần trải qua 1 buổi phỏng vấn nhỏ với các đại diện xét hồ sơ ở Đại sứ Quán hoặc Lãnh  sự Quán. Buổi phỏng vấn thường kéo dài khoảng 30 phút và đòi hỏi sinh viên cần có vốn ngoại ngữ ở mức trung bình trở lên để có thể hoàn thành tốt bài phỏng vấn của mình. Thời gian đăng ký APS sau đại học chỉ có 2 tháng trong năm là tháng 5 và tháng 11, các bạn cần nộp hồ sơ và đăng ký trễ nhất là cuối tháng 2 hoặc cuối tháng 8 cho mỗi lần thi (nộp hồ sơ trước 3 tháng).
♦ Việc thẩm tra sẽ kéo dài từ 3 tuần đến 1 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ cho Đại Sứ Quán (đối với sinh viên sau đại học sẽ tính từ lúc phỏng vấn). Sau đó các bạn sẽ được nhận 10 tờ giấy chứng nhận APS dùng để nộp cùng hồ sơ sang trường đại học để xin thư mời nhập học.
♦ Hồ sơ thẩm tra APS:
Các bạn tổng hợp các giấy tờ và sắp xếp theo trình tự bên dưới:
+Một đơn điền đầy đủ có dán ảnh chân dung (đề nghị tải xuống từ trang Web của Đại sứ quán Đức). Đề nghị điền đơn chữ viết rõ ràng, bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh và ghi rõ đầy đủ họ tên.
+Hóa đơn ngân hàng về việc trả lệ phí
+ Các văn bằng về học tập của Việt Nam (kèm bản dịch công chứng sang tiếng Anh. Riêng đối với những ngườitốt nghiệp đại học chuyên ngành ngôn ngữ Đức thì dịch sang tiếng Đức):
– bằng tốt nghiệp trung học phổ thông: 02 bản sao chứng thực và 01 bản dịch chứng thực
– bảng điểm đại học: 02 bản sao chứng thực và 01 bản dịch chứng thực. Nếu bảng điểm gốc là song ngữ Việt-Anh thì nộp tổng cộng 02 bản sao chứng thực, không cần bản dịch.
– bằng tốt nghiệp đại học: 02 bản sao chứng thực và 01 bản dịch chứng thực. Nếu là bằng song ngữ Việt-Anh thì chỉ nộp 02 bản sao chứng thực, không cần bản dịch.
+01 bản sao chứng thực các chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh và/hoặc tiếng Đức (Không bắt
buộc)
+01 bản CV bằng tiếng anh/ Lebenslauf bằng tiếng Đức. 01 Bảng điểm tự kê của hai học kỳ
cuối cùng của Đại học. Đối với sinh viên có Bảng điểm đã được liệt kê theo trình tự niên
học/học kỳ Đại học thì không phải nộp Bảng điểm tự kê này. Bảng điểm này sinh viên đánh
máy và không cần xin dấu hay chữ ký của Nhà trường.
+Một bản sao chứng thực chứng minh thư nhân dân hoặc trang 2 của hộ chiếu.
+Một phong bì to cỡ A4, màu trắng, không in bất kỳ logo nào. Trên đó ghi rõ họ tên và địa chỉ, số điện thoại di động của người nhận giấy chứng chỉ APS ở góc dưới bên phải phong bì.
(Lưu ý: Không dập ghim những giấy tờ ở mục 1,3,4 và 5!!!)
 Test AS
♦ Đây là bài kiểm tra kiến thức chung bắt buộc dành cho sinh viên chưa tốt nghiệp đại học, các bạn có thể chọn 1 trong 2 ngoại ngữ (Tiếng Anh hoặc tiếng Đức) để đăng ký thi. Test AS không có đậu hoặc rớt mà chỉ thể hiện điểm số và thứ hạng ở từng phần thi. Kết quả bài thi sẽ được các trường đại học của Đức đánh giá, nên bạn nào chọn trường càng tốt thì nên thi điểm Test AS càng cao.
*Lưu ý: +Chứng chỉ tiếng Đức hay kết quả TestAS không cần thiết phải nộp trong Hồ sơ APS. Tuy nhiên các Trường Đại học Đức sẽ yêu cầu Chứng chỉ tiếng Đức và kết quả TestAS khi nộp Hồ sơ xin nhập học.
+Để thẩm tra được nhanh, nên nộp Hồ sơ thẩm tra càng sớm, càng tốt: Trước tháng hai năm sau, sau khi thi Kỳ thi Tốt nghiệp THPT.
+Nên dịch công chứng theo các bước sau:
Sao y, chứng thực bản chính Hồ sơ cần sử dụng tại UBND cấp Phường, Xã trở lên.
Dịch công chứng Hồ sơ đã được sao y, chứng thực này sang tiếng Anh hay tiếng Đức tại một Văn phòng dịch thuật công chứng hoặc các Phòng Tư pháp cấp Quận, Huyện trở lên. Tức mỗi bản dịch công chứng sẽ có một bản sao chứng thực được giáp lai lại.

Bằng Cấp Bạn Cần Biết Khi Du Học Đức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *